language
TIN TỨC

Những sự thật về chất lượng bánh trung thu (Phần 2)

Trong phần này, các quy định và phương pháp kiểm nghiệm chất lượng bánh trung thu sẽ được trình bày cụ thể hơn. Qua đó quý doanh nghiệp và cơ sở sản xuất sẽ có thêm thông tin để quàn lí chất lượng bánh trung thu.

Bánh dẻo trung thu
Bánh dẻo trung thu

Đâu là tiêu chí kiểm tra chất lượng bánh trung thu?

1. Những vi sinh vật bạn không thấy được đằng sau lớp vỏ bánh

Để chuẩn bị làm ra chiếc bánh trung thu cần rất nhiều loại nguyên liệu thực phẩm:
Vỏ bánh từ các loại bột ngũ cốc, phẩm màu, phụ gia. Nhân bánh từ thực vật (mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, hạt sen),  thịt tươi sống và các sản phẩm từ thịt (lạp xưởng, jambong, gà quay, vi cá,...), bên cạnh đó còn có các loại gia vị, phụ gia thực phẩm (sữa, trứng, hương hoa bưởi, nước đường, màu nhuộm...chất bảo quản, chất chống mốc), các loại bao bì đựng bánh,... Mỗi loại nguyên liệu đều có nguy cơ ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh. Việc không kiểm soát tốt vệ sinh khi chế biến và nguyên liệu đầu vào sẽ dẫn tới hậu quả nhiễm các loại vi khuẩn có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cấp tính, mạn tính, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm,…
Vi sinh vật ẩn nấp sau vỏ bánh trung thu
Nhiều vi sinh vật ẩn nấp sau vỏ bánh trung thu mà bạn không biết
Các loại vi sinh vật phổ biến cần kiểm tra trong bánh trung thu gồm:
  • •    Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30 độ C (*)
  • •    Coliforms (*)
  • •    Escherichia coli (*)
  • •    Staphylococcus aureus (*)
  • •    Clostridium perfringens (*)
  • •    Bacillus cereus (*)
  • •    Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc

2. Cần kiểm tra những chỉ tiêu chất lượng gì trong bánh trung thu

Khi vào các khu chợ bán nguyên liệu làm bánh, bạn dễ dàng bắt gặp các nguyên liệu được bảo quản trong túi nylon, được chủ hàng đánh dấu bằng mẩu giấy nhỏ. Hoặc được dán thêm 1 nhãn in nhỏ tên nguyên liệu kèm giá. Giá mỗi kg bột làm vỏ bánh nướng chỉ 30.000 đồng, các loại nguyên liệu khác cũng được bán với giá khá rẻ như lạp xưởng 80.000- 100.000 đồng/kg, mứt bí 35.000 đồng/kg,… (tại chợ Đồng Xuân). Những nguyên liệu trôi nổi này đang góp phần làm ra những chiếc “bánh trung thu bẩn” mà người dùng không hề hay biết
Nguyên liệu làm bánh trung thu kém chất lượng
Nguyên liệu làm bánh trung thu kém chất lượng bày bán tràn lan
Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định, bánh trung thu thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm tự công bố. Do đó, các cơ sở sản xuất bánh kẹo trước khi đưa bánh trung thu ra thị trường phải tiến hành các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo quy định để xác định các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Vậy liệu các nguyên liệu không bao bì nhãn mác cụ thể như trên có được kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được chia nhỏ ra bán? Và liệu nhà sản xuất này đã kiểm tra những chỉ tiêu gì trong đó trước khi công bố? 
Các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm đối với bánh trung thu:
•    Cadimi (Cd)
•    Chì (Pb)
•    Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30 độ C
•    Coliforms
•    Escherichia coli 
•    Staphylococcus aureus
•    Clostridium perfringens 
•    Bacillus cereus
•    Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc
•    Aflatoxin B+G 
•    Ochratoxin A
•    Deoxynivalenoi (DON)
•    Zearalenon
•    Aflatoxin M1 - nếu thánh phần bánh có sữa
•    Melamin – nếu thánh phần bánh có sữa
Bởi thành phần cùa bánh trung thu chứa nhiều loại tinh bột từ các ngũ cốc khác nhau nên chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu độc tố nấm mốc Mycotoxin là cực kỳ quan trọng trong kiểm nghiệm chất lượng bánh trung thu

3. Các quy chuẩn về chất lượng dành cho bánh trung thu

Các tiêu chí kiểm nghiệm bánh trung thu sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau đây:
•    Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT  - Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
•    QCVN 8-2:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
•    QCVN 8-1:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
•    QCVN 8-3:2012/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
•    T53 TCV 116-86 - Tiêu chuẩn địa phương về bánh kẹo.
Đối với bao bì và mẫu nhãn của bánh trung thu cũng phải tuân thủ theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP,Trên bao bì phải có:
•    Tên hàng hoá
•    Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất. 
•    Xuất xứ hàng hoá: nhập khẩu hay sản xuất trong nước
•    Thông tin về sản phẩm: ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Việc đa dạng các loại bánh trung thu từ truyền thống tới bánh rau câu, bánh hoa nổi,…đã góp phần tạo thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng nên chọn những thương hiệu bánh có uy tín, rõ nguồn gốc xuất sứ. Hoặc tự tay chế biến nguyên liệu làm bánh, thay vì mua những loại bánh hoặc combo làm bánh không rõ nguồn gốc trên thị trường. 
 
Mong là những kiến thức trên góp phần cho các bạn hiểu thêm về chất lượng bánh trung thu mình đang định mua. Cũng hy vọng các cơ sở sản xuất tìm hiểu rõ những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho mặt hàng của mình và tuân thủ tốt.
Đồng hành cùng các doanh nghiệp chế biến bánh trung thu. Pacificlab cung cấp các giải pháp test nhanh vi sinh vật, độc tố nấm mốc, giải pháp kiểm soát vệ sinh bề mặt (máy đo ATP) của cơ sở chế biến, góp phần giúp các bạn có được một sản phẩm đạt chuẩn.
 
Chúc các bạn một mùa trung thu đoàn viên an lành bên gia đình. 
(Xem lại phần 1)

Xem tiếp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây