Những sự thật về chất lượng bánh trung thu (Phần 1)
Các vấn đề về dinh dưỡng và chất lượng bánh trung thu hiện nay trên thị trường sẽ được trình bày trong phần 1. Ở phần 2, các quy định và phương pháp kiểm nghiệm chất lượng bánh trung thu sẽ được trình bày tới bạn đọc.
Sự thật về chất lượng bánh trung thu
1. Yếu tố dinh dưỡng trong chất lượng bánh trung thu
Bánh trung thu cung cấp bao nhiêu calo
- 1 cái bánh trung thu nướng thập cẩm 176g cung cấp 706 kcal, 18g đạm, 31,5g lipid và 87,5g glucid;
- 1 chiếc bánh nướng nhân đậu xanh 1 trứng 176g cung cấp 648 Kcal, 19,5g protid, 27,5g lipid, 80,6g glucid.
- Người đi bộ với vận tốc trung bình 4.8 km/h cần thời gian 106 phút
- Người chạy bộ với vận tốc trung bình 9.6 km/h cần thời gian 38 phút
- Người đạp xe với vận tốc 16 km/h cần thời gian 55 phút
Ai cần hạn chế ăn bánh trung thu?
Thành phần chính của bánh trung thu là các loại bột ngũ cốc, đường, bơ, dầu mỡ. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống đều được tẩm ướp nhiều dầu và chế biến ở nhiệt độ cao nên cần chú ý đến hàm lượng transfat - một trong những yếu tố thể hiện chất lượng bánh trung thu
Trứng muối và các loại hạt được dùng làm nhân bánh cũng cung cấp một lượng cholesterol đáng kể. Điều này cũng có thể trở thành gánh nặng cho hệ tim mạch. (Xem thêm về phân tích cholesterol)
Với trẻ biếng ăn, sau khi ăn bánh, trẻ thường mất cảm giác thèm ăn bữa chính. Khi đó sẽ gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ. Do đó cần lưu ý thời gian cho trẻ dùng bánh trung thu.
2. Lựa chọn bánh trung thu chất lượng
Cách né bánh trung "bẩn"
- Bánh nướng: Nên chọn bánh có độ bóng vừa phải, khi ấn vào thấy vỏ bánh mềm và đàn hồi nhẹ. Tránh chọn bánh quá bóng vì có thể là bánh đã để khá lâu và bị chảy dầu
- Bánh dẻo: Nên chọn bánh còn phủ lớp bột mỏng trên mặt bánh. Khi ấn vào bánh cảm thấy vỏ mềm nhưng không dính, nhão. Không mua những bánh có màu sắc không tự nhiên đây là biểu hiện của bánh trung thu kém chất lượng. Đặc biệt, khi túi đựng bánh bị căng phồng, biểu hiện của sự lên men sinh ra khí CO2, lúc này bánh đã cũ và không nên sử dụng được nữa.
- Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: Bánh trung thu có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản... Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng. Các sơ sở chế biến tự công bố chất lượng thường có tiêu chuẩn cơ sở kèm theo, đảm bảo sản phẩm được kiểm tra nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng đầu ra trước khi đưa ra thị trường
3. Phẩm màu và các “thương hiệu” bánh handmade tràn lan trên thị trường
Bánh trung thu handmade đang trở thành cụm từ hot hiện nay. Đăc biệt là ở Hồ Chí Minh, khi người dân đang phải hạn chế ra đường. Nhiều hộ gia đình chọn mua online các combo vỏ bánh nhân bánh chuẩn bị sẵn. Việc làm bánh trở nên đơn giản khi chỉ cần bọc nhân, ép khuôn và nướng bằng nồi chiên không dầu.
Bởi tâm lý ưa chuộng thực phẩm an toàn và nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng. Nhiều cửa hàng bán bột làm vỏ bánh, nhân bánh làm sẵn, phẩm màu tự nhiên cho bánh,… đều cam kết không sử dụng chất bảo quản và phẩm màu công nghiệp. Chính bởi không có chất bảo quản nên người bán thường khuyến cáo các “đầu bếp”: thời hạn sử dụng lâu nhất khoảng một tháng ở ngăn mát và cả năm nếu để ngăn đá. Nhân bánh thường bảo quản trong tủ mát dưới dạng các viên tròn nhỏ bọc khá nhếch nhác bằng màng bọc thực phẩm.
Đáng nói ở đây, trên bao bì không hề có bất cứ nhãn mác cung cấp thông tin nhà sản xuất, kiểm định công bố chất lượng, hoặc những thông tin tối thiểu cần thiết như ngày sản xuất, hạn sử dụng.
Còn đối với loại bánh trung thu hoa nổi độc đáo. Các bí quyết làm màu tự nhiên từ nhiều loại thực phẩm như: cà rốt, bí đỏ, lá dứa, hoa đậu biếc,.. được lan truyền trên cộng đồng mạng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều màu sắc sặc sỡ, có nguy cơ cao là sử dụng phẩm màu tổng hợp.
Trao đổi về vấn đề phẩm màu trong thực phẩm, tiến sĩ Phan Thế Đồng (công tác tại Đại học Hoa Sen) cho biết thêm: một số phẩm màu thực phẩm vẫn được phép sử dụng tại Việt Nam nhưng thị trường Mỹ và một số nước EU đã cấm sử dụng. Thông tin thêm đến bạn một số màu đang gây tranh cãi hiện nay:
Màu đỏ số 3 (Erythrosine): Phẩm màu đỏ anh đào thường được sử dụng trong kẹo, kem que và gel trang trí bánh. Đây cũng là màu mà ảnh hưởng của nó gây tranh cãi nhất. Nhiều thí nghiệm màu này trên những con chuột đực cho thấy chúng có nguy cơ tăng khả năng mắc các khối u tuyến giáp.
Màu xanh lam số 1 (Brilliant Blue): Phẩm màu xanh lục lam được sử dụng trong kem, đậu Hà Lan đóng hộp, súp đóng gói, kem que và bánh kem.
Màu xanh số 2 (Indigo Carmine): Phẩm màu xanh hoàng gia được tìm thấy trong kẹo, kem, ngũ cốc và đồ ăn nhẹ. Có một số nghiên cứu về khối u não ở chuột khi dùng màu này tuy nhiên dữ liệu chưa chắc chắn.
Màu đỏ 40, Màu vàng 5 và Màu vàng 6 có thể chứa các chất gây ô nhiễm được biết là chất gây ung thư. Benzidine, 4-aminobiphenyl và 4-aminoazobenzene là những chất gây ung thư tiềm ẩn đã được tìm thấy trong thuốc nhuộm thực phẩm:
- Màu đỏ số 40 (Allura Red): màu đỏ sẫm được sử dụng trong đồ uống thể thao, kẹo, gia vị và ngũ cốc.
- Màu vàng số 5 (Tartrazine): vàng chanh có trong kẹo, nước ngọt (nước tăng lực), khoai tây chiên, bỏng ngô và ngũ cốc.
- Màu vàng số 6 (Sunset Yellow): được sử dụng rất nhiều trong kẹo, nước sốt, bánh nướng và trái cây bảo quản.
Trong phần tiếp theo, Pacificlab sẽ chia sẻ cụ thể hợn về vấn đề kiểm tra chất lượng bánh trung thu. Mời các bạn theo dõi thêm tại đây.
- Hội thảo xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
- Các phương pháp test histamine
- Thiết bị test nhanh vi sinh trong mẫu thành phẩm - Promicol (Hà Lan)
- Những sự thật về chất lượng bánh trung thu (Phần 2)
- Thịt heo hay thịt bò - Bữa ăn của bạn có thể không như bạn nghĩ
- Kiểm tra chất lượng sữa và các sản phẩm từ sữa
- Test nhanh chất gây dị ứng trong thực phẩm - Hãng R-Biopharm
- Không dung nạp histamine: Những điều bạn cần biết khi ăn cá
- Những vấn đề cần chú ý khi ăn bánh mì vỉa hè
- Top các loại rau củ khi mọc mầm sẽ trở nên nguy hiểm
- CÁCH TẨY NẤM MỐC QUẦN ÁO TRẮNG SIÊU ĐƠN GIẢN BẰNG NHỮNG VẬT DỤNG CÓ SẴN TẠI NHÀ
- MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY THẾ HỆ MỚI CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM
- Webinar - Kiểm soát nhanh vệ sinh ngành thực phẩm và đồ uống
- Kikkoman A3 - Thử nghiệm ATP chính xác không?
- PCR là gì, ứng dụng của PCR trong lĩnh vực y học hiện đại
- Compact Dry Nissui, test nhanh vi sinh đạt chứng nhận Microval
- Những sự thật về chất lượng bánh trung thu (Phần 2)
- VỆ SINH THỰC PHẨM: 4 LẦM TƯỞNG VỀ NẤM MEN VÀ NẤM MỐC
- Trên 90% dụng cụ trang điểm mỹ phẩm nhiễm khuẩn có hại
- Phân tích độc tố nấm mốc qua điện thoại thông minh: hy vọng mới cho nông dân?
- 10 lưu ý để chọn đúng bộ kit ELISA
- Xác định độ ẩm trong dược phẩm
- Phương pháp chuẩn độ Karl Fischer - Lý thuyết và ứng dụng
- Khuẩn lạc là gì? Có bao nhiêu cách đếm khuẩn lạc?
- Các biến thể virus SARS-CoV-2 (Covid 19)
- Đánh giá xét nghiệm A3 - tổng adenylate (ATP + ADP + AMP) bằng Lucipac A3
- Theo dõi các biến thể SARS-CoV-2
- Máy đo ATP tốt số 1 thị trường?
- Quy trình sản xuất vaccine chống Covid 19 (phần 2)
- Quy trình sản xuất vaccine chống Covid 19 (phần 1)
Danh mục tin
Tin nổi bật
07/12/2024