language

Phân tích dư lượng kháng sinh


Thuốc kháng sinh có thể được phân nhóm theo cấu trúc hóa học của chúng hoặc cơ chế hoạt động.

 

  • Họ Amphenicols: Chloramphenicol, Florphenicol, Thiamphenicol  Các kháng sinh này hoạt động bằng cách vô hiệu hoá enzym xúc tác cho phản ứng chuyển vị trên các tiểu đơn vị liên kết 50S của ribosome,
  • Họ Quinolones: Ciprofloxacin, Cloxacillin, Danofloxacin, Difloxacin, Flumequine, Norfloxacin, Ofloxacin, Oxolinic acid)
  • Họ Sulfonamids (Sulfadiazine, Sulfadimidine, Sulfaguanidine, Sulfamethoxazole, Sulfaquinoxaline)
  • Họ Macrolides: Erythromycin, Lincomycin, Spiramycin, Tylosin. Chúng là những chất kháng sinh cơ bản và ưa béo glycosidic và có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gram dương và âm được sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm ở gia súc, cừu, lợn và gia cầm, 

(Journal of Chromatography. Ref. Journal of Agricultural and food chemistry 2008)

TÁC HẠI CỦA TỒN DƯ KHÁNG SINH TRONG THỰC PHẨM

  • Gây hội chứng ngộ độc cho con người, tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim, v.v…Ví dụ như kháng sinh Chloramphenicol trước đây là kháng sinh đặc trị nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn nhưng sau đó bị cấm vì tác dụng phụ gây ức chế sự hoạt động của tủy xương dẫn đến thiếu máu và suy tủy, ngoài ra thuốc này còn có khả năng gây ra hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh.
  • Gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn kháng kháng sinh, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, gậy ra hiện tượng kháng thuốc. Hơn nữa, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người, tạo thành gánh nặng cho ngành y tế, cho cộng đồng. 
  • Thiệt hại về kinh tế.  Đơn cử là tình trạng kháng sinh Ethoxyquin trong trong nuôi trồng thủy sản từng khiến nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước ta bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cảnh báo tồn dư và bị trả về, gây thiệt hại lớn về kinh tế.

    HIỆN THỰC SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Một lượng lớn thuốc kháng sinh được sử dụng hàng năm trong các hoạt động chăn nuôi trên khắp thế giới, nhưng cuối cùng số phận của các chất tồn dư của chúng và khả năng gây hại đến môi trường sức khỏe nói chung vẫn chưa được thống kê. Hơn nữa, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để cải thiện hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, để đồng bộ hóa hoặc kiểm soát chu kỳ sinh sản và năng suất chăn nuôi cũng thường dẫn đến các hiệu ứng tồn dư có hại. 
 
Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Việt Nam - thực trạng đáng báo động! 
 
Theo quy định, từ năm 2018 cấm dùng kháng sinh vì mục đích tăng trọng trong chăn nuôi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay cho thấy có đến 90% số thuốc kháng sinh được bán tại Việt Nam không cần đơn thuốc. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong  đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trên thế giới. Kháng sinh đã bị lạm dụng trong chăn nuôi.  Năm 2015, kết quả thực hiện dự án điều tra sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi có sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cho lợn; 68% số cơ sở có sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng; 54,5% số cơ sở chăn nuôi làm theo đơn hoặc tư vấn của cán bộ thú y; 35,84% số cơ sở tự sử dụng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc hoặc hướng dẫn của cơ sở bán thuốc; 35,62% số cơ sở tự làm theo kinh nghiệm.
 
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, những năm qua, 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ và sử dụng. Do đó, có tình trạng nhiều loại kháng sinh cấm hoặc hạn chế sử dụng vẫn được nhập khẩu và buôn bán tự do. Cũng vì có thể dễ dàng mua bán tự do nên để kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh, giảm thấp tiêu hao thức ăn, vật nuôi có bề ngoài bắt mắt, tăng lợi nhuận, nhiều trang trại đã sử dụng lượng lớn thuốc kháng sinh trộn thẳng vào thức ăn mà không cần quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng và nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh.
Theo Hội KHKT Thú y Việt Nam, khi phân tích 143 mẫu thức ăn chăn nuôi, 143 mẫu thịt và 30 mẫu gan lợn tại 5 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy hàm lượng kháng sinh Sulfadimidin cao trong thức ăn chăn nuôi và trong mẫu thịt lợn. ( năm 2018) (Theo Cục Thú Y Việt Nam). Sulfadimidin là loại kháng sinh dùng chung cho cả người và động vật. Việc thịt lợn có tồn dư kháng sinh Sulfadimidin gây nguy cơ kháng thuốc rất cao khi dùng kháng sinh này điều trị cho người. Các chuyên gia cảnh báo: khi tiêu thụ thực phẩm tồn dư kháng sinh có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn quá trình tiêu hóa, đồng thời tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư hoặc các bệnh nghiêm trọng khác trong gan, thần kinh, hệ tiêu hóa, tim, v.v… ( Nguồn:  HỘI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LƯƠNG THỰC- THỰC PHẨM VIỆT NAM)

KIỂM TRA DƯ LƯƠNG KHÁNG SINH

Hiên nay, các trung tâm kiểm nghiệm chất lượng của các tỉnh thành, nhiều nơi đã trang bị các hệ thống thiết bị máy móc hiện đại cho dịch vụ kiểm tra dư lượng kháng sinh. Tập trung đông đảo các trung tâm kiểm nghiệm lớn uy tín có tên tuổi trong lĩnh vực này phải kể tới các đầu cầu lớn như Tp Hồ Chí Minh, Thủ Đô Hà Nội, Các thành phố lớn Cần Thơ, Đà Nẵng... Thành phố Hồ Chí Minh với các trung tâm như: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp HCM, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, VinaCert, SGS, Intertek, Thái Sơn, Việt Tín,... cung cấp dịch vụ kiểm hầu hết các loại kháng sinh trên thị trường. Việc kiểm nghiệm qua bên thứ 3 thể hiện sự khách quan trong kết quả phân tích nhưng lại vướng phải hạn chế về thời gian trả kết quả làm các cty sản xuât bị động khi lên lịch sản xuất, đặc biệt là hàng tươi sống, đông lạnh,... Do đó đã có một số công ty lớn tự trang bị cho mình các phương pháp kiểm phù hợp điều kiện thực tế để chủ đỗng hơn trong khâu kiểm soát chất lượng đặc biệt là với nguyên liệu đầu vào. 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định dư lượng kháng sinh như HPLC, LC-MS/MS,  GC/MS, ELISA,...
  • Phân tích dư lượng kháng sinh bằng phương pháp HPLC cho hàm lượng cao trong các nền mẫu thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản. Thường dành cho hàm lượng ppm.
  • Phân tích dư lượng kháng sinh bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS nhờ khả năng định danh tốt, định lượng chính xác cao, đảm bảo độ đúng, độ lặp lại và độ nhạy cao. Thích hợp cho hàm lượng vi lượng (0.1~1ppb) trong các nền mẫu thịt và sản phẩm thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản.
  • Xác định dư lượng kháng sinh bằng phương pháp ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) là một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Đó là phương pháp test nhanh , chọn lọc, chi phí đầu tư thiết bị thấp, thuận tiện cho các phòng thí nghiệm trang bị để test sàng lọc. Phương pháp có thể triển khai trên nhiều nền mẫu với LOD có thể đạt tới 0.1ppb . Theo Zonghui Yuan 2020 trong bài "Comparison of an ELISA and a HPLC for Determination of Ciprofloxacin Residues in Pork", LOD cho Ciprofloxacin là 0.32ppb. 
Tham khảo thêm 1 số test KIT ELISA phát hiện nhanh dư lượng kháng sinh trong thực phẩm: 
http://www.pacificlab.vn/vi/shops/group/phan-tich-du-luong-khang-sinh/

Tham khảo thêm bài viết về các kỹ thuật này trong cùng chuyên mục

Mọi yêu cầu về thông tin sản phẩm hay yêu cầu về báo giá xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT THÁI BÌNH DƯƠNG
Trụ sở: Số 28 Đường Số 20, KDC Him Lam, P.Tân Hưng, Q.7, HCM
Tel: +84 28 62 65 46 83  |  Fax: +84 28 62 65 46 93  
Web: https://pacificlab.vn/  |  Email: sales@pacificlab.vn​

 




 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây