language
TIN TỨC

Trên 90% dụng cụ trang điểm mỹ phẩm nhiễm khuẩn có hại

Các nhà khoa học từ Đại học Aston tìm thấy trên 90% dụng cụ trang điểm, mỹ phẩm nhiễm khuẩn. Vi khuẩn được phát hiện bao gồm các chủng nguy hiểm như E. coli và Staphylococci. Mỹ phẩm nhiễm khuẩn tập trung trên mascara, son bóng và dụng cụ trang điểm.

Tiềm ẩn nguy hiểm từ dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm nhiễm khuẩn

Trong một phát hiện có thể khiến hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là phái nữ, phải suy nghĩ lại về chế độ trang điểm của họ. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Aston đã tìm thấy nhiều loại vi khuẩn có hại tiềm ẩn trong khoảng 90% sản phẩm mỹ phẩm khác nhau. Dụng cụ trang điểm và mỹ phẩm nhiễm khuẩn bao gồm các vi khuẩn nguy hiểm như E. coli và Staphylococci. Với lượng cao nhất được tìm thấy trên mascara, son bóng và các dụng cụ dùng để trang điểm (cọ, brush...)

Tuy một số loại vi khuẩn có thể xuất hiện tự nhiên trên da. Nhưng nhiều chủng, có trên các sản phẩm mỹ phẩm thông thường, có thể dẫn đến bệnh tật nghiêm trọng. Đặc biệt là khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng hoặc vết thương trên bề mặt. Nhiễm trùng da, nhiễm độc máu và tiêu chảy là một số tác dụng phụ được ghi nhận bởi nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vi sinh vật học Ứng dụng. Đối với những người có hệ thống miễn dịch yếu hơn, mối nguy cơ càng nghiêm trọng hơn.
cọ tán kem nền của bạn có chứa vi khuẩn có hại mà bạn không hề hay biết
Cọ tán kem nền của bạn có thể chứa vi khuẩn có hại mà bạn không hề hay biết

1. Cách vi khuẩn xâm nhập vào mỹ phẩm

mỹ phẩm nhiễm khuẩn từ đâu
 

Mỹ phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm từ một số con đường sau:

  • Nguyên liệu bị ô nhiễm: Nước hoặc các thành phần hóa học, phẩm màu, chất dưỡng ẩm,...
  • Điều kiện vệ sinh trong khâu sản xuất kém
  • Các thành phần của mỹ phẩm thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, không có hệ thống bảo quản hiệu quả
  • Bao bì không bảo vệ sản phẩm một cách an toàn. 
  • Điều kiện vận chuyển hoặc bảo quản kém
  • Cách sử dụng của người tiêu dùng, chẳng hạn như nhúng ngón tay, dụng cụ múc mỹ phẩm không vệ sinh,...vào sản phẩm

2. Trang điểm là một trong những thủ phạm phổ biến nhất

Trong một nghiên cứu của Bashir và Lambert được công bố trên Tạp chí Vi sinh vật học Ứng dụng. Khoảng 70% -90% các sản phẩm trang điểm được kiểm tra. Bao gồm son môi, son bóng, nước tẩy trang (không chứa cồn), kẻ mắt và mascara - được phát hiện là bị nhiễm khuẩn. Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli là những thủ phạm phổ biến nhất. Sản phẩm có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn cao nhất là dụng cụ tán phấn/ kem nền (miếng foam nhỏ hoặc cọ trang điểm). (Basher A, Lambert P. J Appl Microbiol. 2019)

2.1 Vi khuẩn E. coli được tìm thấy trong tới 90% đồ trang điểm và mỹ phẩm

Nhóm nghiên cứu đã phân tích sự vi sinh vật của hơn 450 sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng phổ biến. Bao gồm kẻ mắt (eyeline) , mascara, son môi, kem nền và dụng cụ trang điểm. Sau khi tiến hành cho mẫu lên môi trường nuôi cấy, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận mức độ nhiễm khuẩn E. coli, Staphylococci và C. freundii từ 79% đến 90%. Hơn một phần tư sản phẩm mỹ phẩm cũng chứa Enterobacteriaceae, cũng như các loại nấm khác.

2.2 Dụng cụ làm đẹp là nơi sinh sản của vi khuẩn

Dụng cụ trang điểm dạng foam, bọt biển hoặc cọ chứa lượng vi khuẩn cao nhất. Nguyên nhân là do chúng thường bị ẩm sau khi sử dụng và hiếm khi được làm sạch. Điều này khiến chúng trở thành nơi sinh sản hàng đầu của vi khuẩn. Bao nhiêu lâu bạn tiến hành rửa cọ trang điểm (brush), mút tán phấn nền,... một lần? 
Các chuyên gia của tạp chí Elle cho biết bạn nên mua brush mới ba tháng một lần nếu chúng bắt đầu rụng, có mùi hoặc bị đổi màu. Đối với miếng bọt biển, cần phải được thay thế 2 tháng 1 lần hoặc ít nhất ba tháng một lần, nếu bạn có thói quen vệ sinh nó sạch sẽ. 

2.3 Sản phẩm trang điểm nào dễ "bẩn" nhất?

Tiến sĩ Susan Whittier, giám đốc Dịch vụ vi sinh lâm sàng tại Bệnh viện NewYork-Presbyterian, Đại học Y khoa Columbia, cho rằng việc sử dụng miếng mút trang điểm cùng với kem dưỡng da mặt và kem nền dạng lỏng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh nhất. 
Theo thời gian, tất cả các sản phẩm trang điểm có thể bị hỏng - và dễ bị vi khuẩn và nấm phát triển. Bạn nên tuân thủ hạn sử dụng sau khi mở nắp của nhà sản xuất thay vì chỉ chú ý tới hạn sử dụng của sản phẩm. Việc trang điểm thường trong phòng tắm cũng không được khuyến khích vì phòng tắm là nơi ẩm ướt.
Mút trang điểm, dụng cụ làm đẹp dễ nhiễm khuẩn nhất
Mút trang điểm, dụng cụ làm đẹp dễ nhiễm khuẩn nhất

2.4 Ngày hết hạn trên các sản phẩm mỹ phẩm

Được dùng để chỉ khoảng thời gian mà chất bảo quản trong sản phẩm có thể kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn. Chúng được in trên bao bì dưới dạng biểu tượng lọ mở kèm theo kí tự 3M, 6M, 9M và 12M - cho số tháng sản phẩm có thể được mở và sử dụng. Mascara là đối tượng thường xuyên bị vi phạm thời hạn mở nắp nhất. Bạn thường tìm được hạn sử dụng nhưng không nhớ ngày mình mở nắp. Do đó, đa số rủi ro về nhiễm khuẩn gây nên các bệnh về da phát sinh từ sơ sót này. 

3. Giới hạn vi khuẩn trong mỹ phẩm 

STT Chỉ tiêu Giới hạn
Sản phẩm dành cho trẻ em dưới 03 tuổi, sản phẩm tiếp xúc với vùng mắt hoặc niêm mạc Sản phẩm khác
1 Tổng số vi sinh vật đếm được =<500 cfu/g =<1000 cfu/g
2 P. aeruginosa
(trực khuẩn mủ xanh, có thể gây suy giảm hệ miễn dịch và có thể gây chết người)
Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử
3 S. aureus (tụ cầu vàng, thường trú ở da và mũi. Trong trường hợp xấu thì nó lại gây ra hiện tượng nhiễm trùng,  Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử
4 C. albicans (gây bệnh nấm ngoài da, nấm khoang miệng hoặc các bệnh viêm âm đạo) Không được có trong 0,1g hoặc 0,1 ml mẫu thử Không được có trong 0,1g hoặc 0,1ml mẫu thử

4. Kiểm tra dụng cụ làm đẹp và mỹ phẩm nhiễm khuẩn

Kiểm soát vi sinh vật trong mỹ phẩm là một yêu cầu tất yếu nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Không những đối với sản phẩm mà ngay trong dây chuyền sản xuất cũng cần kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh. Thông qua kiểm tra nguyên liệu, vệ sinh bề mặt và kiểm tra vệ sinh bề mặt. Các doanh nghiệp, công ty sản xuất mỹ phẩm kiểm soát chất lượng đầu ra của mình. Để test vi sinh vật trong nguyên liệu, thành phẩm. Có rất nhiều phương pháp như nuôi cấy và đếm khuẩn lạc truyền thống, nuôi cấu bằng đĩa compact dryđếm khuẩn lạc bằng app điện thoại đơn giản, kiểm tra PCR phát hiện vết vi sinh vật, 
Người tiêu dùng cũng có thể tự bảo vệ mình khỏi dụng cụ và mỹ phẩm nhiễm khuẩn bằng cách lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm tra giới hạn vi sinh vật. Dùng đúng hạn mở nắp, thường xuyên vệ sinh miếng mút/ bông trang điểm,... cũng là những cách làm hiệu quả. 
Thường xuyên vệ sinh mút trang điểm để tránh nhiễm khuẩn
Thường xuyên vệ sinh mút trang điểm để tránh nhiễm khuẩn mỹ phẩm và da mặt


Tham khảo:
https://www.labmate-online.com/news/microscopy-and-microtechniques/4/breaking-news/scientists-find-harmful-bacteria-on-90-of-make-up/51205

Xem tiếp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây