language
TIN TỨC

Lựa chọn dung môi trong hóa phân tích

Dung môi, các loại hóa chất và thuốc thử đóng một vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất, quy trình phân tích, phòng thí nghiệm,… Nhằm đảm đảo cho các yêu cầu và mục đích của sản phẩm, kết quả, thí nghiệm…, Lựa chọn dung môi, các loại hóa chất và thuốc thử này cần đảm bảo phù hợp nhiều tiêu chí. Mời các bạn cùng Pacificlab xem thêm 1 số thông tin trong bài viết này.

Cách lựa chọn dung môi
Cách lựa chọn dung môi

1. Lựa chọn dung môi cho các phương pháp phân tích cần đảm bảo yếu tố nào?

Dựa theo các lĩnh vực, có các mức độ tinh khiết khác nhau của dung môi:
• Đối với sắc ký lỏng (HPLC, LC-MS)
• Đối với sắc ký khí
• Để phân tích vết vô cơ (ASA, ICP)
• Đối với chất bán dẫn (VLSI, cấp ULSI)
• Để tổng hợp DNA / RNA / peptide
• Đối với sinh học phân tử (PCR)
• Để nuôi cấy tế bào
• Đối với quang phổ UV-VIS

1.1 Phương pháp trắc quang UV-VIS, dung môi phân tích cần:

  • Sự hấp thu của tạp chất càng thấp càng tốt
  • Cho số liệu chi tiết về độ hấp thu
  • Nếu tạp chất hấp thu trong vùng UV-VIS, có thể dẫn đến các trường hợp:
(i) dâng đường nền trong chế độ rửa giải gradient,
(ii) giảm độ nhạy và tăng độ không đảm bảo của phương pháp
Độ hấp thu Abs của dung môi trong UV Vis
Độ hấp thu (Abs) của dung môi pentane - Hãng Honey well trong UV-Vis.JPG
Lựa chọn dung môi ảnh hưởng tới kết quả phân tích UV Vis
Biểu đồ mô tả các chế độ chạy trong phương pháp sắc quang với dung môi có hoặc không chứa tạp chất

1.2 Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Dung môi trong sắc ký lỏng cần đạt các yêu cầu sau:
  • Độ tinh khiết cao
  • Khử khí trong pha động
  • Không chứa hạt rắn (màng lọc 0.2 µm)
  • Tạp chất có độ hấp thu thấp (đầu dò UV-VIS), độ phát quang thấp (đầu dò huỳnh quang)
  • Chứa hàm lượng kim loại và cặn không bay hơi thấp (đầu dò MS, ICP-MS)
  • Với đầu dò MS, tạp chất có thể khiến: (i) hỏng thiết bị, (ii) triệt tiêu ion, (iii) tạo sản phẩm phụ. Do đó, dung môi dùng cần có độ tinh khiết rất cao và hạn chế các tạp chất như: (i) hấp thu vùng UV-VIS, (ii): các chất không bay hơi, (iii) ion kim loại kiềm và các hợp chất làm giảm sự ion hóa

1.3 Sắc ký khí (GC)

Trong GC, pha động là chất khí, không phải hỗn hợp dung môi lỏng. Do đó, các vấn đề xảy ra với tạp chất trong dung môi tương đối khác với các phương pháp kể trên. Thuốc thử được dùng để xử lý mẫu và tiêm. Do đó tạp chất trong dung môi sắc ký cũng nằm trong mẫu. Tạp chất sẽ không được phân phối liên tục như trong HPLC. Tạp chất có thể được phân tách trong cột GC. Peak của chúng cũng được thể hiện trên sắc ký đồ. Tạp chất có thể được làm giàu trong quá trình xử lý mẫu. Đôi khi, thời gian lưu của chúng cũng gần với chất phân tích quan tâm.
Trường hợp tạp chất trùng peak với chất phân tích, sẽ dẫn tới kết quả cắt peak sai lệch. Tạp chất trong dung môi quá nhiều cũng có thể làm dơ cột, dâng đường nền. Với các phương pháp phân tích hàm lượng vết , việc lựa chọn 1 dung môi có độ tinh khiết cao càng quan trọng hơn. 
Độ tinh khiết của dung môi lúc này có thể cần tới 

1.4 Phổ hấp thu/phát xạ nguyên tử (AAS/ICP)

Với phổ nguyên tử, việc lựa chọn dung môi cần quan tâm tới:
  • Độ tinh khiết cao
  • Chứa các kim loại và vết ion thấp
  • Được đóng gói trong chai lọ từ polymer hữu cơ thích hợp. 

2. Độ tinh khiết và tạp chất có trong dung môi, thuốc thử

Độ tinh khiết là Phần trăm hàm lượng hóa chất đúng với công thức ghi trên nhãn dán sau khi đã trừ đi lượng tạp chất

Bảng trình bày: Tên gọi chung cho các cấp độ tinh khiết (giảm dần từ trên xuống) của hóa chất ở các nước phương Đông:
 
Tên Latin Tên viết tắt Tên trong nước Tên viết tắt
purum speciale pur. spec. zvláště čistý zv. č.
purissimum puriss chemicky čistý ch. č.
pro analysis p. a. pro analýzu p. a.
purum pur. čistý č.
technicum techn. technicky tech.
* Tạp chất có trong thuốc thử có thể là tạp hóa học (tạp chất vô cơ/ hữu cơ hòa tan), vật lý (các loại khí hòa tan, dị vật) hoặc/và sinh học (vi sinh vật hoặc các phân tử sinh học).
Các tạp chất có thể lẫn trong hóa chất thuốc thử
Các loại tạp chất có trong dung môi: khí hòa tan, hợp chất hữu cơ / vô cơ hòa tan, vi sinh vật, chất rắn lơ lửng,... Tùy nhu cầu phân tích mà bạn bên quan tâm các loại tạp có trong dung môi (Mục 1)
 

3. Các cấp bậc tinh khiết khác nhau của dung môi,  hóa chất

Hiện nay, grade của các loại dung môi và thuốc thử được phân thành 7 loại phổ biến. Tùy theo mục đích sử dụng ta sẽ chọn loại dung môi với grade phù hợp. Dưới đây là thông tin về độ tinh khiết từ cao nhất đến thấp nhất:
  • ACS: Đạt hoặc vượt ngưỡng tiêu chuẩn của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ASC). Ở grade này, các loại dung môi và thuốc thử được dùng trong thực phẩm, thuốc hoặc y học. Ngoài ra, chúng cũng được dùng cho các ứng dụng của ACS, các quy trình sản xuất yêu cầu thông số chất lượng nghiêm ngặp và độ tinh khiết  95%.
  • Reagent: Thường có chất lượng ngang bằng với ACS grade (95%). Chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, thuốc hoặc y học. Bên cạnh đó, reagent grade cũng phù hợp cho ứng dụng trong phòng thí nghiệm và phân tích dịch vụ.
  • U.S.P: Được sử dụng chủ yếu trong các phòng thí nghiệm. U.S.P grade có độ tinh khiết đạt yêu cầu do Dược điểm Hòa Kỳ quy định. Trong một số trường hợp có thể được dùng làm thuốc.
  • NF: NF grade chưa đủ độ tinh khiết để đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu của Bộ công thức quốc gia (NF). Các dung môi và hóa chất ở grade này thường dùng cho mục đích giáo dục hoặc như hóa chất với chất lượng cao hơn bậc trung cấp.
  • Lab: Loại hóa chất hay thuốc thử ở grade này chứa hàm lượng tạp chất cao xác định. Chúng thường được dùng cho mục đích giáo dục. Do độ tinh khiết không đảm bảo, lab grade không được dùng trong thực phẩm, thuốc, hoặc y học.
  • Purified: Chúng còn được gọi với tên khác như pure hoặc practical grade. Hóa chất ở grade này không đáp ứng tiêu chuẩn chính thức nào. Mục đích sử dụng của chúng thường là cho giáo dục. Do độ tinh khiết không đảm bảo, pure grade không được dùng trong thực phẩm, thuốc, hoặc y học.
  • Technical: Chúng được dùng cho mục đích thương mại hoặc công nghiệp. Tuy nhiên, cũng giống như các loại hóa chất chứa thành phần tạp chất không xác định cao, grade hóa chất này cũng không được dùng cho thực phẩm, thuốc, hoặc y học.
(https://www.labicom.cz/cogwpspogd/uploads/2018/06/Purity-of-lab-reagents-K.-Pokajewicz-Honeywell.pdf)

Các loại hóa chất và thuốc thử đóng một vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất, quy trình phân tích, phòng thí nghiệm,… Nhằm đảm đảo cho các yêu cầu và mục đích của sản phẩm, kết quả, thí nghiệm…, các loại hóa chất và thuốc thử này cần đảm bảo các yếu tố cơ bản như sau:
  • Các thông số đảm bảo chất lượng: độ tinh khiết và thành phần tạp chất có trong hóa chất
  • Bao bì đóng gói nguyên vẹn và nhãn dán chứa đầy đủ thông tin cần thiết
  • Thời hạn sử dụng/ thời gian hết hạn khuyến nghị
Qua bài viết, Pacificlab hy vọng bạn đã nắm được các cấp bậc tinh khiết của dung môi cần thiết để lựa chọn cho mình chuẩn dung môi phù hợp. 
Mời các bạn like và follow thêm trên fanpage của Pacificlab để có thêm các kiến thức về lĩnh vực phân tích, kiểm nghiệm: 
https://www.facebook.com/thaibinhduong.pacificlab
Đội ngũ kỹ thuật viên của Pacificlab luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn khi cần thiết. Hãy liên lạc với chúng tôi

Nguồn tin: www.labicom.cz

Xem tiếp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây