language
TIN TỨC

MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY THẾ HỆ MỚI CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM

Môi trường nuôi cấy là hỗn hợp các chất dinh dưỡng cần thiết và các chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất nội bào của vi sinh vật, duy trì thế oxi hoá khử, áp suất thẩm thấu của tế bào và sự ổn định độ pH của môi trường.

1. Môi trường nuôi cấy của vi sinh vật - Nhu cầu dinh dưỡng :

Dựa vào nguồn năng lượng sử dụng mà vi sinh vật sẽ được chia thành các nhóm biến dưỡng khác nhau. Ví dụ như vi sinh vật quang năng nhận năng lượng từ ánh sáng, vi sinh vật hóa hữu cơ sử dụng hợp chất hữu cơ, vi sinh vật hóa năng vô cơ sử dụng hợp chất vô cơ. Môi trường nuôi cấy là hỗn hợp các chất dinh dưỡng cần thiết và các chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất nội bào của vi sinh vật, duy trì thế oxi hoá khử, áp suất thẩm thấu của tế bào và sự ổn định độ pH của môi trường.

Môi trường nuôi cấy cần: (1) có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, (2) có độ pH thích hợp để vi sinh vật phát triển, (3) có độ nhớt nhất định, (4)  không chứa các yếu tố độc hại, (4) vô trùng.

Các vi sinh vật dị dưỡng cần được cung cấp các hợp chất hưu cơ để tổng hợp nguồn carbon và năng lượng. Nitrogen sẽ được cung cấp dưới dạng NH3, là thành phần quan trọng của protein và nucleic acid. Phosphate được cho vào môi trường để cung cấp phospho cho sinh tổng hợp nucleic acid và phospholipid, tương tự, sulfate là cung cấp nguồn sulfur để tổng hợp hai acid amin là cysteine và methionine.
Hội tụ những đặc điểm này, môi trường nuôi cấy dùng để nuôi cấy và nghiên cứu các đặc điểm sinh học của vi sinh vật. Đồng thời có thể thực hiện việc phân lập, nhân giống, giữ giống vi sinh vật. 

Phương pháp chế tạo môi trường nuôi cấy:

Khi chế tạo môi trường nuôi cấy cần chú ý các nguyên tắc sau:
  • Tùy vào đặc tính của từng loại vi sinh vật về nhu cầu sử dụng và khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng mà thiết kế môi trường cho phù hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vi sinh vật.
  • Điều chỉnh tỉ lệ và nộng độ của các chất trong thành phần của môi trường để cân bằng áp suất thẩm thấu giữa môi trường và tế bào vi sinh vật.
  • Đảm bảo các điều kiện hóa lý cần thiết cho vi sinh vật thực hiện các hoạt động trao đổi chất.

Về cơ bản, quy trình chế tạo môi trường dinh dưỡng sẽ có sẽ bao gồm 6 bước:

Bước 1:

Cân, đong chính xác từng thành phần môi trường và pha chế theo đúng trình tự của protocol để tạo ra môi trường lỏng hoặc môi trường đặc theo mục đích sử dụng.

Bước 2:

Làm trong môi trường để đảm bảo dễ dàng quan sát sự phát triển của vi sinh vật. Các cách lọc thường thấy nhất như: lọc bằng bông, vải thưa hay giấy lọc.

Bước 3:

Điều chỉnh độ pH của môi trường dinh dưỡng.
-    Để điều chỉnh pH, người ta thường sử dụng dung dịch acid HCl 10% hoặc NaCL 10%. Tuy nhiên, vẫn có thể sử dụng một số hóa chất khác như: H3P04 , H2S04, KOH, NaHCO3,....
-    Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng giấy quỳ hoặc chỉ thị màu xanh bromotomol để kiểm tra độ PH, phương pháp này nhanh và tiện lợi, nhưng độ chính xác không cao. Để đạt được độ nhạy và chính xác cao, người ta có thể sử dụng máy đo PH.

Bước 4:

Môi trường sẽ được phân phối vào các dụng cụ như ống nghiệm, bình tam giác, đĩa petri. Thao tác phân phối môi trường phải nhanh chống, gọn gàg, khéo léo để tránh việc  môi trường bị dính vào thành dụng cụ hoặc nút bông, việc phân phối phải hoàn thành trước khi môi trường bị đông đặc.

Bước 5:

Khử trùng môi trường sẽ được thực hiện tùy theo tính chất và điều kiện cụ thể của từng loại môi trường.

Bước 6:

Bảo quản môi trường trong điều kiện mát, khoảng 0-5˚C, hạn chế tác dụng của ảnh sáng và tuyệt đối không để môi trường bị khô. Lưu ý, trước khi sử dụng, cần kiểm tra độ vô khuẩn của môi trường, đặt môi trường vào tủ ấm 37˚C trong 48-72h, sau đó quan sát và loại bỏ những môi trường có sự phát triển của vi sinh vật.

Các dạng môi trường thông dụng cho các phương pháp nuôi cấy vi sinh vật:

Môi trường thạch nghiêng:
  • Khi đổ môi trường , giữ nghiêng ống nghiệm, cần tiến hành ngay sau khi khử trùng môi trường kết thúc và môi trường chưa đông đặc. Lượng môi trường cần được phân phối chiếm ¼ thể tích ống nghiệm.
  • Phương pháp cấy trên môi trường thạch nghiêng dùng để cấy truyền  các vi sinh vật hiếu khí.
  • Sử dụng que cấy đầu tròn để thực hiện thao tác cấy truyền, que cấy sao khi lấy giống vi sinh vật sẽ được đưa vào phần đáy của bề mặt môi trường bên trong ống nghiệm. Nhẹ nhàng di chuyển que cấy trên bền mặt môi trường theo các kiểu như: cấy hình chữ chi, cấy kiểu vòng xoắn, cấy kiểu vạch ngang song song.
    môi trường nuôi cấy thạch nghiêng
Môi trường thạch đứng:
  • Khi đổ môi trường, cần giữ ống nghiệm đứng thẳng trên giá ống nghiệm, để yên cho tới khi môi trường nguội và đông đặc. Lượng môi trường cần được phân phối chiếm từ 1/3 đến ½ thể tích ống nghiệm.
  • Phương pháp cấy môi trường thạch đứng dùng để cấy truyền các vi sinh vật kị khí.
  • Sử dụng que cấy hình kim để lấy giống vi sinh vật sau đó đâm sâu vào phần khối thạch hình trụ. Đâm sát đáy ống nghiệm và đâm thành ba đường, một đường giữa và hai đường sát thành ống nghiệm. Khi thao tác cần phải đảm bảo đường cấy phải thẳng, nhẹ nhàng, không làm thạch bị nứt, vỡ.
môi trường nuôi cấy thạch đứng
​ ​Đĩa thạch (đổ thạch vào đĩa petri):
  • Khi đổ môi trường, tất cả các thao tác được thực hiện trong tủ cấy vô trùng. Thao tác cần khẩn trương và khéo léo để hạn chế nhiễm khuẩn môi trường. Mặt thạch phải nhẵn, phẳng, có độ dầy khoảng 2mm.
  • Sau khi đổ môi trường vào đĩa petri, sau 1-2 ngày tiến hành kiểm tra xem môi trường có bị nhiễm khuẩn không rồi mới đưa vào sử dụng.
  • Đối với phương pháp cấy trên đĩa petri có thể dùng que cấy đầu tròn hoặc pipet.
  • Khi cấy trên đĩa petri bằng que cấy đầu tròn, sau khi lấy giống vi sinh vật, hé mở đĩa petri vừa đủ để đưa que cấy vào trong đĩa. Lướt que cấy trên bề mặt thạch môi trường nhẹ nhàng và nhanh chóng theo một trong số các kiểu: (a) theo hình chữ chi trên toàn bộ bề mặt thạch môi trường. (b) theo những đường thẳng song song, (c) theo bốn hình chữ chi ở bốn góc.
  • Phương pháp sử dụng pipet thường áp dụng để định lượng vi sinh vật và cấy một lượng lớn khá nhiều giống. Có hai cách cấy: (1) hút 0,1ml dịch giống cần nghiên cứu trộn vào ống nghiệm chứa môi trường thạch ở nhiệt độ 50˚C, đậy nút bông và lắc nhẹ ống nghiệm để phân phối đều vi sinh vật trong thạch, sau đó đổ vào đĩa petri đã khử trùng, xoay tròn đĩa petri cho thạch dàn đều, để yên cho thạch môi trường đông đặc lại và đặt vào tủ ấm với điều kiện thích hợp; (2) hút 0,1ml dịch cấy, nhỏ vào đĩa môi trường và dùng que cấy trải đều bề mặt đĩa môi trường, đặt vào tủ ấm với điều kiện và thời gian thích hợp với từng loài vi sinh vật.

    Môi trường nuôi cấy thế hệ mới – Đĩa Compact Dry:

    Trước kia, việc chuẩn bị môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cần rất nhiều thời gian, nhân lực, hóa chất và các vật tư tiêu hao khác.
    Nhưng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là thời điểm gánh chịu nhiều hệ quả do dịch bệnh gây ra như hiện nay, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nhưng đồng thời tiết kiệm thời gian, nhân lực, giảm chi phí và tăng năng suất là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Do đó, đĩa môi trường chuẩn bị sẵn – Compact Dry là lựa chọn được ưu tiên tại các phòng thí nghiệm vi sinh của các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất dược-mỹphẩm, thực phẩm, thiết bị y tế,...
    Trước kia, việc chuẩn bị môi trường nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cần rất nhiều thời gian, nhân lực, hóa chất và các vật tư tiêu hao khác.
    MG 0545
  • Đĩa Compact Dry với các ưu điểm vượt trội như:
  • Độ đặc hiệu với từng chỉ tiêu phân tích.
  • Độ chính xác cao và dễ phân tích.
  • Quy trình đơn giản dễ sử dụng, không mất thời gian đào tạo.
  • Tiện lợi cho người sử dụng do không cần phải chuẩn bị hóa chất môi trường, dụng cụ, vật tư tiêu hao phức tạp.

Xem tiếp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây