language
TIN TỨC

Các biến thể virus SARS-CoV-2 (Covid 19)

Biến chủng Delta và Delta Plus là môt trong các biến thể virus SARS-CoV-2 đang đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh covid 19 của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến tạo ra các biến thể mới với tốc độ lây lan kinh hoàng khiến số ca mắc và tử vong tăng chóng mặt.

Các biến thể SARS CoV 2 gây ra đại dịch Covid 19 càng lúc càng nguy hiểm
Các biến thể SARS CoV 2 gây ra đại dịch Covid 19 càng lúc càng nguy hiểm
Biến chủng Delta và Delta Plus là môt trong các biến thể virus SARS-CoV-2 đang đe dọa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của hàng loạt quốc gia trên thế giới. Các chủng này có khả năng lây lan cực nhanh và làm giảm hiệu quả của vaccine. Virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến tạo ra các biến thể mới nguy hiểm hơn, khiến số ca mắc và tử vong tăng chóng mặt. Vậy có bao nhiêu biến chủng virus Corona hiện nay? Biến thể virus Corona nào nguy hiểm nhất? Làm cách nào để WHO thu thập thông tin và công bố biến chủng nhanh chóng tới các quốc gia?
Các biến thể SARS CoV 2 gây ra đại dịch Covid 19 càng lúc càng nguy hiểm
Các biến thể SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid 19 càng lúc càng trở nên nguy hiểm

1. Virus corona là gì

Virus Corona là một họ vi rút lớn được tìm thấy ở cả động vật có vú và người. Một số loại vurus corona có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như: viêm phổi, suy hô hấp nặng gồm Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Trường hợp triệu chứng nặng có thể khiến người bệnh tử vong.

Sars-Cov-2 là một chủng của virus Corona chưa từng được phát hiện ở người trước đây. Virus này, lần đầu tiện, được phát hiện ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc vào cuối năm 2019. Trước đó, hai chủng virus corona khác cũng đã gây nên đại dịch nguy hiểm đó là SARS-CoV năm 2002 và MERS – CoV năm 2012.

2. Khái niệm biến thể - biến chủng

Những thay đổi về bản chất trên bộ gen (đột biến) được gọi là “biến thể”.
Sau đột biến, có những biểu hiện cụ thể, rõ ràng thì gọi là “biến chủng”. Tức là, một tác nhân vi sinh có những thay đổi trên bộ gen và đã thành một chủng mới khác với chủng ban đầu - lúc đó là biến chủng. Ở giai đoạn thay đổi bản chất trên bộ gen được gọi là biến thể, chưa được gọi là biến chủng, do có thể những biến thể này sẽ còn có những biến đổi nữa trước khi ổn định thành biến chủng mới để được đặt tên mới.

3. Có bao nhiêu biến thể SARS CoV 2

Xem thêm quy trình theo dõi ghi nhận biến chủng mới: https://pacificlab.vn/vi/news/blog-kien-thuc/theo-doi-cac-bien-the-sars-cov-2-36.html

3.1 Biến chủng SARS CoV 2 Alpha (Biến chủng Anh)

Được đặt tên là B.1.1.7, được phát hiện đầu tiên vào tháng 9năm 2020. Theo CDC, Biến chủng Alpha lây lan dễ dàng và nhanh chóng hơn các biến thể khác (tải lượng virus gấp 4 lần chủng cũ). Đồng thời Biến chủng Alpha có khả năng gây chết người cao hơn 30% so với phiên bản ban đầu. Biến chủng này được phát hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 12 năm 2020. 
Người đầu tiên nhiễm virus biến chủng Alpha được ghi nhận vào ngày 20/9/2020. Đến giữa tháng 11, biến chủng ALpha đã lây nhiễm cho hơn 20-30% ca bệnh ở London. Khoảng ba tuần sau đó, khoảng 60% bệnh nhân mắc mới được xác định nhiễm virus biến chủng Alpha này. 

Biến chủng Anh B.1.1.7 khác biệt như thế nào?

Biến thể B.1.1.7 có một đột biến ở vùng gắn thụ thể (RBD) của protein gai tại vị trí 501, nơi acid amin asparagine (N) đã được thay thế bằng tyrosine (Y), nên được viết tắt là N501Y. Biến thể này cũng có một số đột biến khác, bao gồm:
-   Đứt đoạn 69/70: đứt đoạn kép này xảy ra tự nhiên nhiều lần và có thể dẫn đến sự thay đổi hình dạng của protein gai.
-   P681H: gần vị trí phân cắt S1/S2 furin, một vị trí có sự biến đổi cao ở virus Corona. Đột biến này cũng đã xuất hiện một cách tự phát nhiều lần.
-   Mã dừng ORF8 (Q27stop): đột biến tại vị trí ORF8.

3.2 Biến chủng SARS CoV 2 Beta (Biến chủng được tìm thấy ở Nam Phi)

Được đặt tên là B.1.351, Là một trong những biến chủng SARS-CoV-2 xuất hiện độc lập với B.1.1.7 (biến chủng Alpha ở Anh). Lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi vào đầu tháng 10 năm 2020, biến chủng Beta có chung một số đột biến giống với biến chủng Alpha. Ngày 31/01/2021, Việt Nam ghi nhận ca nhiễm biến thể Nam Phi Belta (B.1.351) đầu tiên từ chuyên gia nhập cảnh người Nam Phi.
Các ca bệnh ở Mỹ lần đầu tiên được báo cáo vào cuối tháng 1 năm 2021. Tại thời điểm này, đây là biến thể mà hầu hết các chuyên gia lo ngại nhất, vì nó có vẻ ít phản ứng hơn với các loại vắc-xin và các liệu pháp kháng thể hiện có. 

Biến chủng Nam Phi B.1.351 khác biệt như thế nào?

Biến chủng Belta (501.V2 hay B.1.351) mang 3 đột biến (E484K, K417N và N501Y) tại các vùng quan trọng của gene, bao gồm cả N501Y, biến thể này không có đứt đoạn 69/70. Đây là nơi tạo ra protein gai mà virus dùng để gắn vào tế bào cơ thể người. Trong đó, E484K có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus. Nhờ đó, nCoV vượt hàng rào miễn dịch do vắc xin COVID-19 sinh ra dễ dàng hơn.

3.3 Biến chủng SARS CoV 2 Gamma (Biến chủng được tìm thấy ở Brazil)

Biến chủng Brazil được gọi là P.1 và lần đầu tiên được xác định ở những người đi du lịch từ Brazil trong quá trình thử nghiệm định kỳ ở Nhật Bản, vào đầu tháng 1.  Theo DDC, nó dường như có một nhóm đột biến bổ sung ảnh hưởng đến khả năng được các kháng thể nhận ra. Nó được quan sát lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào cuối tháng 1 năm 2021.

Biến chủng Brazil P.1 khác biệt như thế nào?

Biến chủng P.1 có 4 đột biến, trong đó ba đột biến đáng lo ngại nhất là K417T, E484K và N501Y. Đặc biệt, E484K thu hút sự chú ý lớn nhất và nó cũng đã được tìm thấy trên biến chủng B.1.351 ở Nam Phi. Các nhà khoa học nghi ngờ đột biến E484K khiến P.1 gây tái nhiễm cho cả những người đã khỏi bệnh. Giải thích nhận định này, E484K xuất hiện trên protein gai của virus, khiến biến thể P.1 thay đổi hình dáng.  Điều này cho phép nó tránh bị phát hiện bởi các kháng thể sản sinh sau khi tiêm vaccine COVID-19, hoặc sau lần đầu người bệnh mắc COVID-19 do các chủng virus khác.

Các đột biến N501Y và K417T cũng chính là ngyên nhân khiến biến chủng P.1 lây lan mạnh hơn các chủng virus khác. Theo New York Times, kết quả nghiên cứu tại thành phố Manaus cho thấy P.1 có khả năng lây lan mạnh hơn các chủng virus cũ từ 40-120%.

3.4 Biến chủng SARS CoV 2 Iota (Biến thể được tìm thấy ở New York)

Nó đã được đặt tên là B.1.526. Biến chủng này xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố New York và sau đó lẻ tẻ ở phía đông bắc. Một trong những đột biến tương tự như ở biến thể Nam Phi dường như giúp nó tránh được kháng thể của cơ thể cũng như tác dụng của vắc xin.
Dữ liệu về biến chủng này khá ít,  tính đến ngày 25 tháng 2 năm 2021, chưa được đánh giá ngang hàng với một số biến chủng mạnh khác.

3.5 Biến thể B.1.427 / B.1.429 (California)

Biến thể này được gọi là B.1.427 / B.1.429 và có vẻ khác với biến thể ở Anh. Đột biến L452R, ảnh hưởng đến protein gai của vi rút, cho phép nó tự tấn công các tế bào hiệu quả hơn, khiến nó dễ lây nhiễm hơn. Dường như biến thể này cũng liên quan đến mức độ bệnh nghiêm trọng. Đặc biệt, loại virus này khá phổ biến ở khu vực San Francisco.

3.6 Biến chủng SARS CoV 2 Delta (Biến thể được tìm thấy ở Ấn Độ)

Chủng Delta là một biến thể "đột biến kép", B.1.617, có hai đột biến chính được quan sát thấy trong các biến thể coronavirus khác. Biến thể này được giải trình tự gen lần đầu tiên trong cơ sở dữ liệu toàn cầu về các biến thể COVID-19 vào tháng 10 năm 2020,. Nhưng hầu như không được chú ý tới. Dòng B.1.617 mang các đặc điểm từ hai dòng, các biến thể ở California (B.1.427 và B.1.429) và các dòng ở Nam Phi (B.1.351) và Brazil (P.1). Hai đột biến nổi bật của biến thể Delta bao gồm vị trí 452 của protein đột biến và đột biến thứ hai ở vị trí 484. 

CDC Hoa Kỳ cho biết: Biến thể Delta dữ dội hơn và có sức lây lan mạnh hơn các chủng virus trước đó. Đây  cũng là một trong các virus corona có khả năng truyền nhiễm mạnh nhất mà Bà Rochelle Walensky (giám đốc CDC) được biết đến và từng chứng kiến trong sự nghiệp 20 năm của mình

Tỷ lệ nhập viện với bệnh nhân nhiễm biến thể Delta cũng cao hơn 85% so với biến thể Alpha. Tuy hiện nay chưa có bằng chứng khoa học đủ chắc chắn cho thấy người nhiễm biến thể Delta bệnh nặng hơn hay dễ tử vong hơn nhiễm các biến thể khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu từ Scotland đăng trên tạp chí Lancet chỉ ra rằng biến thể Delta có thể làm tăng khả năng phải nhập viện so với các biến thể trước, đặc biệt là với các bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, béo phì, tim mạch,…
Biến thể Delta gây ra làn sóng lây lan dịch bệnh dữ dội toàn cầu
Biến thể Delta gây ra làn sóng lây lan dịch bệnh dữ dội toàn cầu

3.6 Biến thể đáng quan tâm Lamda (Biến thể được tìm thấy lần đầu tiên ở Peru)

Biến thể Lambda được WHO xếp vào danh mục biến thể cần chú ý (VOI). Lambda mang hai đột biến T76I và L452Q làm tăng khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với các chủng virus ban đầu. Nó khiến các nhà khoa học chú ý khi xuất hiện ngày càng nhiều, đặt ra thách thức mới cho nền y tế toàn cầu, đặc biệt là khả năng chống lại các kháng thể trung hòa của biến thể này. 
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Lambda xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 8/2020 tại thủ đô Lima (Peru), sau đó nhanh chóng lan rộng tại nước này. Cho đến giữa tháng 8/2021, có khoảng 40 quốc gia đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể mới này. Theo kết quả phân tích gene ban đầu, biến thể Lambda có 5 đột biến gen mới, trong đó 3 đột biến là RSYLTPGD246-253N, 260L452Q, F490S có khả năng chống lại hoặc trung hòa kháng thể trong vắc xin và 2 đột biến là T76I, L452Q có khả năng thoát miễn dịch mạnh hơn so với biến thể Delta.

4. Một số loại vaccine phòng chống dịch bệnh Covid 19 

  Chống chọi với đại dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua. Vaccine càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công cuộc chăm sóc sức khỏe của các nước. Tỉ lệ tử vong giảm rõ rệt ở nhóm người đã chích ngừa vaccin Covid 19 là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên ngành "công nghiệp" vaccine đang đối đầu với thách thức liên tục khi có những biến chủng mới của virus Sars-cov 2 .
Hiện nay trên thế giới có 1 số loại vaccine phổ biến sau:
  Pfizer Moderna AstraZeneca Johnson & Johson Sputnik
Nguồn gốc Mỹ Mỹ Anh Mỹ Nga
Cấp phép 11.12.2020 18.12.2020 12.1.2021 23.4.2021 08.2020 ở Nga
Hiệu quả 95%
100% ngăn ngừa nhập viện và tử vong
94,5 %
(93% sau khi chích 1 mũi)
100% ngăn ngừa nhập viện và tử vong
70%
100% ngăn ngừa nhập viện và tử vong
85% cho người > 65 tuổi
66%-72%
86% ngăn ngừa nhập viện và tử vong
91,4%
Cty sản xuất Tập đoàn Pfizer và công ty BioNTech Công ty dược Moderna Công ty dược Astrazeneca sản xuất theo công nghệ ĐH Oxford Các công ty dược phẩm Janssen của Johnson & Johnson Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh vật học
Loại mRNA mRNA Adenovirus Adenovirus Adenovirus
Vaccine cùng loại     Ebola Ebola Ebola
Giá bán $19,5/ liều $25-$37/ liều $2,15 ở châu âu
$3-4 ở Anh và Mỹ
$5,25 ỏ Châu Phi
$ 10/ liều $ 10/ liều
Liều lượng 2 liều
(nên tiêm mũi thứ 3)
2 liều 2 liều 1 liều 2 liều*0.5ml
 
Khoảng cách các lần tiêm 3 tuần
(tối đa 6 tuần)
4 tuần
(tối đa 6 tuần)
4 tuần
(tối đa 12 tuần)
- 3 tuần
Thời gian đạt hiệu quả sau tiêm 2 tuần 2 tuần 15 ngày 2 tuần 2 tuần
Biến chủng Khá hiệu quả biến thể Anh,Nam Phi và Mỹ La tin Khá hiệu quả biến thể Anh,Nam Phi và Mỹ La tin Hiệu quả với biến thể Anh và Brazil,
Ít hiệu quả với biến chủng Nam Phi
Hiệu quả đối với các biến thể
Ít hiệu quả với biến thể Nam Phi và Mỹ Latinh
Không có nghiên cứu hiệu quả cho biến thể
Bảo quản -94O F 2-8OC trong 1 tháng. 
 -4O trong 6 tháng
36-46O F
Trong 6 tháng
2-8OC 2-8OC
Độ tuổi Từ 12 tuổi Từ 12 tuổi Từ 18 tuổi 18-59  tuổi 18-60 tuổi
Tác dụng phụ nghiêm trọng
 
      Hội chứng Guillain-Barré cho nam giới > 50 tuổi Người có bệnh nền, có vấn đề về hô hấp , phụ nữ mang thai không được tiêm
 
  Sputnik Sinovac Novavax CanSino Biologics COVAXIN Abdala và Soberana 2
Nguồn gốc Nga Trung Quốc Mỹ Trung Quốc Ấn Độ Cuba
Cấp phép 08.2020 ở Nga   Đã đề xuất vào tháng 5.2021 Công ty Trung Quốc CanSino Biologics Đề xuất cấp phép 25.5.2021 Tự công bố 22.6.2021
Hiệu quả 91,4% 50,38-91,25%
hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng
90,4%
100% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng
65,7%
90,98% hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng
100% chống lại nhiễm trùng nặng; 78% so với mức độ nhẹ, trung bình và nặng; 70% chống lại không có triệu chứng 92%
Soberana 62% (3 liều)
Cty sản xuất Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Dịch tễ học và Vi sinh vật học Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc. công ty công nghệ sinh học Novavax  Phát triển với quân đội Trung Quốc Công ty Bharat Biotech Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học của Cuba & Tổng công ty sinh phẩm quốc doanh BioCubaFarma
Loại Adenovirus Virus SARS-CoV-2 bất hoạt Dựa trên peotein Vector virut
Dạng hít
Công nghệ nền tảng Tế bào Vero Bất hoạt Toàn bộ Virion.  
Giá $ 10/ liều $30-$60 mỗi liều (TQ) $ 16/ liều ở Mỹ   $ 2 ở Ấn độ  
Liều lượng 2 liều*0.5ml
 
2 liều*0.5mL
(Nên bổ sung liều 3)
2 liều*0.5ml
 
 
1liều 2 liều 3 liều
Khoảng cách các lần tiêm 3 tuần 2-4 tuần 3 tuần Nên nhắc lại sau 6 tháng 4 tuần 14ngày
Thời gian đạt hiệu quả sau tiêm 2 tuần 2 tuần 2 tuần 2 tuần 2 tuần  
Biến chủng Không có nghiên cứu hiệu quả cho biến thể Không rõ Hiệu quả cho biến thể Anh và Nam Phi Không rõ Loại hoang dã, có thể vô hiệu hóa biến thể Anh Có khả năng trên các biến thể Châu Phi và Brazil
Bảo quản 2-8OC 2-8OC 2-8OC
(35-46,4 OF)
 
2-8OC 2-8OC 2-8OC
Độ tuổi 18-60 tuổi
 
>18 tuổi
Và thử nghiệm giai đoạn 2 cho trẻ từ 3-17 tuổi
18-84 tuổi
 Đang thử  nghiệm trẻ từ 12-17 tuổi
>18 tuổi
Và thử nghiệm giai đoạn 2 cho trẻ từ 6-17 tuổi
>18tuổi
Đang thử nghiệm trẻ em
>12 tuổi
19-80 tuổi
Tác dụng phụ nghiêm trọng
 
Người có bệnh nền, có vấn đề về hô hấp , phụ nữ mang thai không được tiêm          
 

Xem tiếp...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây