Top các loại rau củ khi mọc mầm sẽ trở nên nguy hiểm
Rau củ để quá lâu, bắt đầu mọc mầm có thể sản sinh nhiều độc tố nguy hiểm cho cơ thể đấy!
Các loại rau củ cung cấp cho cơ thể chúng ta rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên nếu rau củ quả bị tích trữ quá lâu sẽ bị biến chất và trở thành những loại thực phẩm với độc tố chết người.
Khoai tây
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trong khoai tây có chứa nhiều chất solanine, đây được coi như một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn. Khi khoai tây được bảo quản ở nơi có nhiều ánh sáng, nhiệt độ cao sẽ khiến khoai mọc mầm hoặc chuyển màu xanh ở bề mặt bên ngoài.
Lúc này lượng solanine sẽ tập trung phần lớn ở chân mầm và lớp vỏ xanh phía bên ngoài khiến cho khoai bị đắng và độc tới mức không dùng được. Ngộ độc khoai tây sẽ gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy, nặng hơn sẽ dẫn đến mê sảng, giãn đồng tử, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, ảo giác, sốc… nặng nhất là tử vong.
Khoai lang
Tuy không nguy hiểm như mầm khoai tây nhưng khoai lang mọc mầm cũng được khuyến cáo là không nên ăn vì chứa độc tố. Chất độc này có thể gây nôn mửa, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn...
Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm đi và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng bạn nhé! Ngoài ra khi mua khoai lang về, chúng ta nên bảo quản khoai ở nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng, gió lùa, nơi có không khí nóng và ẩm sẽ khiến khoai mau chóng mọc mầm.
Lạc
Khi hạt lạc mọc mầm, không chỉ việc giá trị dinh dưỡng giảm xuống đáng kể mà hạt lạc còn phát sinh aflatoxin, 1 loại độc tố gây nên bệnh ung thư gan cho cơ thể. Đây là loại độc tố tồn tại rất bền ở nhiệt độ cao cho nên khi đun nấu, mặc dù các bào tử nấm đều bị tiêu diệt nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn.
Cách dự trữ lạc hợp lý chính là chúng ta cần phơi thật khô sau đó cất giữ ở những nơi khô ráo, mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên tránh ăn những hạt lạc đã nảy mầm để đảm bảo sức khỏe.
Gừng
Khi gừng bị mọc mầm sẽ sinh ra lưu huỳnh, một chất gây tổn thương gan nặng nề. Không chỉ vậy, bên trong củ gừng còn chứa một hợp chất độc hại có tên là shikimol, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của chúng ta. Khi chọn, bạn nên chú ý đến màu sắc và cảm quan về vỏ ngoài của gừng. Củ gừng màu sắc tươi sáng, cứng chắc, không dập không héo mới là gừng ngon và đảm bảo chất dinh dưỡng cho sức khỏe.
- Hội thảo xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
- Các phương pháp test histamine
- Thiết bị test nhanh vi sinh trong mẫu thành phẩm - Promicol (Hà Lan)
- Những sự thật về chất lượng bánh trung thu (Phần 2)
- Những sự thật về chất lượng bánh trung thu (Phần 1)
- Thịt heo hay thịt bò - Bữa ăn của bạn có thể không như bạn nghĩ
- Kiểm tra chất lượng sữa và các sản phẩm từ sữa
- Test nhanh chất gây dị ứng trong thực phẩm - Hãng R-Biopharm
- Không dung nạp histamine: Những điều bạn cần biết khi ăn cá
- Những vấn đề cần chú ý khi ăn bánh mì vỉa hè
- Phân tích độc tố nấm mốc qua điện thoại thông minh: hy vọng mới cho nông dân?
- Hướng dẫn sử dụng đĩa môi trường Compact Dry của hãng Nissui
- Histamine – Xét nghiệm đáng tin cậy để phát hiện histamine trong thực phẩm
- Phân tích độc tố nấm mốc Mycotoxin qua điện thoại thông minh
- Không dung nạp histamine: Những điều bạn cần biết khi ăn cá
- Tại sao khách hàng nên chọn mua test kit R-Biopharm?
- Những vấn đề cần chú ý khi ăn bánh mì vỉa hè
- Hóa chất Fluka - Giải pháp hóa chất hoàn hảo cho chuẩn trong phân tích
- Tại sao nên chọn đĩa Compact Dry của Nissui
- Những nguy hiểm "nhất định phải biết" khi ăn cá hồi sai cách
Danh mục tin
Tin nổi bật
Sử dụng máy đo ATP: Chìa khóa cho sự sạch sẽ
07/12/2024