Thử nghiệm ATP trong quy trình giám sát vệ sinh tay (hand hygiene)
Thử nghiệm ATP được sử dụng nhằm đào tạo, nâng cao nhận thức và hiểu biết về tầm quan trọng của vệ sinh tay.
- Vệ sinh tay (hand hygiene) được công nhận rộng rãi là biện pháp cơ bản và quan trọng nhất trong phòng ngừa nhiễm vi rút. Thử nghiệm ATP cho thấy hiệu quả của việc vệ sinh tay ngay lập tức thông qua giá trị số cụ thể và chức năng này tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người tham gia khóa đào tạo về vệ sinh tay.
- Thử nghiệm ATP rất hữu ích, không chỉ giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cúm và các vi rút khác mà còn nâng cao nhận thức của nhân viên tại các nhà máy chế biến Thực phẩm, Đồ uống và nhân viên y tế về tầm quan trọng của việc quản lý vệ sinh và giáo dục vệ sinh tại trường học.
1. Quy trình vệ sinh tay
Kiểm tra mức độ vệ sinh tay trước và sau khi đào tạo bằng cách sử dụng que thử ATP Lucipac A3 Surface.
- Quét que lấy mẫu trên bàn tay trước khi rửa: mục đích là để biết mức độ nhiễm bẩn của bàn tay trước khi rửa
- Yêu cầu người tham gia rửa tay như bình thường: mục đích là để kiểm tra xem quy trình vệ sinh tay của người tham gia có hiệu quả hay không
- Quét que lấy mẫu trên bàn tay sau khi rửa: để đánh giá xem người tham gia có rửa tay đúng cách hay không
- Rửa tay theo hướng dẫn và kiểm tra lại: xác nhận chỉ số RLU đang giảm xuống và người tham gia có thể nhận ra được tầm quan trọng của việc rửa tay đúng cách
* Hướng dẫn rửa tay đúng cách
* Hướng dẫn rửa tay đúng cách qua hình ảnh
2. Cách kiểm tra vệ sinh tay bằng que ATP Lucipac A3 Surface
* Lưu ý:
- Quét que lấy mẫu một lực đủ mạnh sao cho tăm bông uốn cong trong khi quét.
- Quét que lấy mẫu theo cách giống nhau ở các lần lấy mẫu
- Không thể đo chính xác trong trường hợp bàn tay vẫn còn dung dịch vệ sinh chứa cồn
- Sau khi sử dụng dung dịch vệ sinh chứa cồn, hãy lau khô tay rồi dùng que quét lấy mẫu.
* Giá trị RLU chuẩn
Giá trị chuẩn nhỏ hơn hoặc bằng 2.000 RLU. Lưu ý, giá trị chuẩn có thể thay đổi tùy theo mức độ vệ sinh của nhân viên.
- Các phương pháp phân tích đa độc tố nấm mốc Mycotoxin
- Quy trình quản lý chất gây dị ứng
- Que test chất gây dị ứng R-Biopharm: Nguyên lý và quy trình kiểm tra
- Dị ứng đậu nành: kiểm soát một loại chất gây dị ứng trong thực phẩm
- Quản lý các chất gây dị ứng và rủi ro vi sinh trong thực phẩm Lễ Giáng Sinh
- Dị ứng Gluten bột mì và phương pháp kiểm tra dị ứng Gluten
- Thử nghiệm ATP: một phương pháp giám sát vệ sinh tại nhà máy thủy sản
- Ứng dụng của máy đo ATP Lumitester Smart trong khách sạn, nhà hàng và bếp ăn trường học
- Danh mục chất gây dị ứng trong thực phẩm
- Chuẩn độ thể tích hai thành phần Hydranal Titrant/Solvent
- Lumitester Smart nhận giải thưởng danh giá của quốc gia về phát minh năm 2024
- Sử dụng máy đo ATP: Chìa khóa cho sự sạch sẽ
- Cột ái lực miễn dịch: giải pháp tối ưu an toàn thực phẩm của hãng R-Biopharm
- Lucipac A3 Filter Assay: giải pháp kiểm tra chất lượng nước nhanh chóng
- Thử nghiệm ATP (Kikkoman A3) tại các nhà máy sản xuất
- Độc tố Botulinum có trong thực phẩm nào?
- Đảm bảo an toàn thực phẩm với cột ái lực miễn dịch AFLAOCHRA RHONE® WIDE
- Độc tố DON: hiểm họa và giải pháp kiểm soát trong thức ăn chăn nuôi
- Độc tố Aflatoxin: nguy cơ và giải pháp kiểm soát trong thức ăn chăn nuôi
- Độc tố Ochratoxin trong thức ăn chăn nuôi: nguy cơ và giải pháp