language
TIN TỨC

Quy trình sản xuất vaccine chống Covid 19 (phần 1)

Quy trình sản xuất vaccine nói chung và vaccine chống Covid 19 nói riêng. Giai đoạn hiện nay, quy trình rút ngắn có gì đặc biệt? Bài viết này cung cấp thêm thông tin về một khâu quan trọng góp phần bảo đảm tính an toàn cho một chế phẩm vắc xin

Quy trình sản xuất vaccine chống Covid 19
Quy trình sản xuất vaccine chống Covid 19

1. TIÊM CHỦNG VACCINE KÍCH HOẠT HỆ MIỄN DỊCH CHỐNG COVID 1

Tiêm chủng là một biện pháp thành công bảo vệ sức khỏe toàn cầu, cứu sống hàng triệu người mỗi năm khỏi các bệnh dịch. Vaccine (Vắc xin) làm giảm nguy cơ cũng như triệu chứng khi mắc bệnh bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể bạn để xây dựng hàng rào bảo vệ. Tiêm chủng hiện đã ngăn ngừa 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm do các bệnh như bạch hầu, uốn ván, ho gà, cúm và sởi (số liệu của WHO).

Tiêm chủng là biện pháp quan trọng của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là một trong những khoản đầu tư tốt nhất cho sức khỏe mà bạn có thể dùng tiền mua được. Vaccine (Vắc xin) cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát các đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm. 

Chống chọi với đại dịch Covid-19 trong suốt 2 năm qua. Vaccine càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong công cuộc chăm sóc sức khỏe của các nước. Tỉ lệ tử vong giảm rõ rệt ở nhóm người đã chích ngừa vaccin Covid 19 là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên ngành "công nghiệp" vaccine đang đối đầu với thách thức liên tục khi có những biến chủng mới của virus Sars-cov 2 .
 

tiem chung vaccine (vắc xin) covid 19

2. PHÁT TRIỂN 1 LOẠI VACCINE CHỐNG COVID 19 MỚI CẦN NHỮNG GÌ?

Trong bối cảnh biến thể của virus corona xuất hiện liên tục. Quá trình sản xuất vaccine chống covid 19 bắt buộc phải được rút ngắn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yếu tố cần thiết khi công bố. Các giai đoạn chung của quá trình phát triển của vaccine (vắc xin) nói chung và vaccine chống covid 19 nói riêng được trình bày dưới đây

2.1 Giai đoạn nghiên cứu vaccine

Giai đoạn này liên quan đến các nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm và thường kéo dài 2-4 năm. Giai đoạn này các nhà khoa học tìm cách tạo kháng nguyên, xác định các kháng nguyên tự nhiên hoặc tổng hợp có thể giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh. Những kháng nguyên này có thể bao gồm 1 phần của vi rút, vi rút/ vi khuẩn bị suy yếu, độc tố vi khuẩn bị suy yếu hoặc các chất khác có nguồn gốc từ mầm bệnh.
Đối với Vaccine chống Covid 19, giai đoạn này đã được khuẩn trương rút ngắn lại. Chỉ trong 3-6 tháng, các nhà khoa học đã phân lập thành công chủng sars-cov 2 đầu tiên. Trong nước, ngày 7/2/2020, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương thông báo phân lập thành công chủng virus này lần đầu tiên.
 
cuộc chạy đua trong quá trình phát triển vaccin chống covid 19

a. Tạo kháng nguyên

Các protein hoặc DNA mầm bệnh được phát triển và thu hoạch qua nhiều cơ chế:
-   Virus được phát triển trên các tế bào chính
-   Vi khuẩn được nuôi cấy trong lò phản ứng sinh học
-   Protein tái tổ hợp có nguồn gốc từ mầm bệnh có thể được tạo ra trong nấm men, vi khuẩn hoặc nuôi cấy tế bào.

b. Giải phóng và phân lập kháng nguyên

Giai đoạn này, kháng nguyên sẽ được tách ra khỏi các tế bào và phân lập khỏi protein và các phần khác của môi trường tăng trưởng.

c. Tinh chế

Ở bước này, kháng nguyên được tinh chế để thu được sản phẩm chất lượng cao. Để tinh chế kháng nguyên, sử dụng thao tác tách protein bằng sự khác biệt về kích thước, tính chất hóa lý, ái lực liên kết hoặc hoạt động sinh học.

d. Pha chế

Bước thứ tư bao gồm việc bổ sung các chất như:
-   Tá dược, giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch của người nhận
-   Chất ổn định, để kéo dài thời gian bảo quản
-   Chất bảo quản để cho phép phối trộn nhiều loại kháng nguyên một cách an toàn khi cần thiết (vắc xin kết hợp). Loại vaccine này sẽ khó phát triển hơn.

2.2 Giai đoạn tiền lâm sàng trong nghiên cứu vaccine nói chung và vaccine chống covid 19 nói riêng

Các nghiên cứu tiền lâm sàng sử dụng hệ thống nuôi cấy mô hoặc tế bào và thử nghiệm trên động vật. Nhằm đánh giá tính an toàn của vaccine (vắc xin) và khả năng sinh miễn dịch của nó (hoặc khả năng gây ra phản ứng miễn dịch). Đối tượng động vật ví dụ như chuột, khỉ. Những nghiên cứu này cho phép dự đoán các phản ứng miễn dịch mong đợi ở người. Qua đó có thể đề xuất liều khởi đầu an toàn cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo cũng như phương pháp sử dụng vaccine (vắc xin) an toàn.

Trong giai đoạn này, các nhà khoa học cũng sẽ điều chỉnh công thức vaccine (vắc xin) để làm cho nó hiệu quả hơn. Thí nghiệm nghiên cứu thử thách với động vật cũng được tiến hành. Nghĩa là vắc xin được tiêm cho động vật và sau đó cố gắng lây nhiễm mầm bệnh cho chúng để kiểm chứng.
Giai đoạn tiền lâm sàng thông thường kéo dài 1-2 năm, tuy nhiên với vaccine chống covid 19, giai đoạn tiền lâm sàng có thể được rút ngắn còn dưới một năm. 
 

(Xem tiếp phần 2)

Nguồn tham khảo: 
CDC Amerrica https://www.cdc.gov/vaccines/basics/test-approve.html
The history of Vaccinehttps://www.historyofvaccines.org/content/articles/vaccine-development-testing-and-regulation
Tạp chí Y học dự phònghttp://www.tapchiyhocduphong.vn/tin-tuc/dien-dan-y-hoc-du-phong/thu-nghiem-lam-sang-vac-xin-khau-quan-trong-bao-dam-tinh-an-toan-cua-tiem-chung--o81E21038.html

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây