Khuẩn lạc Vibrio parahaemolyticus | Phương pháp phát hiện Vibrio
Vibrio parahaemolyticus có khuẩn lạc màu tím và chúng là mối lo ngại hàng đầu cho bà con nuôi tôm; chúng gây ra bệnh: phấn trắng, đốm đen, đục cơ, phát sáng
1. Khuẩn lạc Vibrio parahaemolyticus
– Vibrio parahaemolyticus đặc biệt gây bệnh “Hoại tử gan tụy cấp” AHPND/EMS, làm tôm bệnh; chết, chết hàng loạt; gây tổn hại nghiêm trọng đến quá trình nuôi. Do đó, việc kiểm soát vi khuẩn Vibrio là vấn đề được quan tâm nhiều nhất kể cả trong nuôi tôm giống và nuôi tôm thịt.
– Loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus này hết sức phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn và cả trên tôm. Do đó, tôm bệnh hay không bệnh; đều có thể mang vi khuẩn này. Cộng đồng khoa học thế giới đã phân biệt có đến hàng trăm dòng Vibrio parahaemolyticus khác nhau thuộc loài này.
– Một số bệnh do vibrio gây ra như Vibrio harveyi gây ra bệnh phát sáng là mầm bệnh chính tấn công tôm ấu trùng và gây chết hàng loạt.
- Vibrio vulnificus.
- Vibrio fluvialis
- Vibrio parahaemolyticus.
- Vibrio alginolyticus.
- Vibrio damselae (Photobacterium damselae).
- Vibrio mimicus và V. cholera. có liên quan đến bệnh phân trắng (WFD).
Các chủng này đã tàn phá tình hình nuôi tôm của Việt Nam và các nước sản xuất tôm trên thế giới.
2. Mối nguy hại của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cho ao nuôi tôm
– Vibrio parahaemolyticus là mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong môi trường nước và phổ biến trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Khi các thời tiết thay đổi; thông số môi trường như nhiệt độ nước; pH, oxy hòa tan biến động; ao nuôi chứa chất hữu cơ và khí độc cao; lúc này cơ thể động vật suy yếu sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công và có thể dẫn đến chết hàng loạt.
– Sau khi tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm được công bố; có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc làm thế nào để chuẩn đoán sớm mầm bệnh để tránh thiệt hại cho người nuôi tôm. Theo như cách nghĩ thông thường thì bệnh do vi khuẩn chúng ta có thể phân lập và định danh chúng trên môi trường thạch.
– Tuy nhiên, trường hợp vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy trên tôm hoàn toàn khác; chúng ta có thể phân lập và cả định danh loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus này bằng phương pháp phân lập trên môi trường thạch, nhưng không chắc chắn là chủng vi khuẩn này có độc tố hay không và có phải là tác nhân gây bệnh hay không vì có rất nhiều dòng khác nhau thuộc loài Vibrio parahaemolyticus.
3. Phương pháp kiểm nghiệm Vibrio parahaemolyticus trong ao nuôi tôm bằng đĩa Compact Dry VP
3.1. Ưu điểm
Compact Dry VP có khả năng phân lập các chủng Vibrio. Đối với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy, khuẩn lạc có màu xanh, khác biệt so với nền đĩa nên rất dễ đếm số lượng. Các chủng khác như V. vulnificus, V. cholerae và V.minicus lên khuẩn lạc màu hồng nhạt. Vibrio spp. cho khuẩn lạc màu trắng.
3.2. Sự tiện lợi khi sử dụng đĩa Compact Dry VP
-Mặt sau đĩa Compact Dry Vibrio parahaemolyticus có sẵn buồng đếm chia ô; thuận tiện cho việc đếm khuẩn lạc.
-Nhiệt độ bảo quản 1-30 độ C; phù hợp với nhiệt độ trong mát tại VN; nên không cần thiết tủ đông.
– Nhiệt độ ủ 32 – 35 độ C; tương đương với nhiệt độ ngoài trời tại VN; nên không cần buồng ấp.
-Đĩa được đóng kín nên môi trường vô khuẩn xâm nhập, nên không cần phòng thí nghiệm.
Một ưu điểm cực kỳ quan trọng đó là thao tác RẤT ĐƠN GIẢN
– Bước 1: Mở nắp
– Bước 2: nhỏ 1ml nước ao vào giữa đĩa
– Bước 3: đậy nắp.
– Bước 4: Bỏ đĩa trong bao nhôm, đặt ở nhiệt độ ngoài trời 32-35 độ sau 24 xem kết quả.
Với những thao tác đơn giản; người nuôi tôm có thể làm ngay tại ao nuôi tôm mà kết quả vẫn như phòng lab.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC KỸ THUẬT THÁI BÌNH DƯƠNG là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm đĩa Compact Dry của hãng Shimadzu Diagnostics (Japan). Để biết thêm thông tin chi tiết của sản phẩm, quý khách hàng vui lòng truy cập vào đường dẫn sau:
https://pacificlab.vn/vi/shops/phong-thi-nghiem/dia-compact-dry-vibrio-parahaemolyticus-compact-dry-vp-vibrio-parahaemolyticus-shimadzu.html
Nguồn tin: www.pacificlab.vn
- Hóa chất cho máy chuẩn độ Karl Fischer Honeywell Fluka
- Xác định hàm lượng nước bằng thuốc thử Karl Fischer
- Sự khác nhau giữa kiểm nghiệm vi sinh và phương pháp đo ATP
- Chất chuẩn độ thể tích một thành phần HYDRANAL Composite
- Vạch trần các mối đe dọa tiềm ẩn: Xu hướng trong phân tích độc tố nấm mốc
- Độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi: Chúng nguy hiểm thế nào cho vật nuôi?
- Kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm dễ dàng hơn | Phần 2
- Độc tố vi nấm DON: ngũ cốc của chúng ta bị ô nhiễm như thế nào?
- Lựa chọn phương pháp test nào để phân tích độc tố nấm mốc mycotoxin?
- Phân tích độc tố nấm mốc qua điện thoại thông minh: hy vọng mới cho nông dân?
- 5 sự thật về vi khuẩn Listeria bạn cần biết trong ngành sản xuất thực phẩm
- Pseudomonas aeruginosa: Phương pháp mới để truy tìm vi khuẩn gây bệnh
- Công nghệ mới "Hook Line" | Phát hiện chất gây dị ứng đáng tin cậy hơn
- Lựa chọn các phương pháp test nào để kiểm soát chất gây dị ứng trong thực phẩm?
- Vi khuẩn Salmonella trong thực phẩm | Phương pháp phát hiện Salmonella
- Định lượng nhanh nấm men và nấm mốc theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13876:2023
- Đơn vị CFU trong kiểm nghiệm vi sinh | Công thức tính CFU
- Kiểm nghiệm vi sinh cho dược phẩm bằng đĩa Compact Dry | Shimadzu
- Kiểm nghiệm vi sinh cho mỹ phẩm bằng đĩa Compact Dry | Shimadzu
- Kiểm nghiệm vi sinh cho thức ăn chăn nuôi bằng đĩa Compact Dry | Shimadzu
Danh mục tin
Tin nổi bật
01/12/2024